Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Vì sao người dân hết lòng “đút lót” thánh thần?
“Những hình ảnh phản cảm như tranh cướp lộc trên ban thờ, trút cơn mưa tiền lên kiệu rước, “đút lót” thánh thần… đang diễn ra tại nhiều chốn tâm linh, quả thực quá đau xót”.

 



 


Biến chốn tâm linh thành nơi “buôn bán tài lộc”!

 

PGS.TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hoá và Phát triển (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) đã nhận định như vậy khi trao đổi với phóng viên Dân trí về văn hóa đi lễ chùa hiện nay.

 

Ông Lê Quý Đức nói: “Đi lễ đầu năm là để mong cầu sự thanh thản, bình an, nhưng người ta đã đưa cả cái nếp sống, nếp nghĩ phàm tục của đời thường vào lễ hội. Xưa ông bà ta có dạy rằng “Đi đến chốn tâm linh đừng cầu tài lộc mà chỉ cầu bình an”. Nhưng giờ xem ra ngược lại, người ta cầu đủ thứ từ học hành đỗ đạt, thăng quan tiến chức, buôn may bán đắt. Thậm chí, để sòng phẳng họ dúi tiền vào tay tượng.

 

Hiện tượng này thể hiện sự cuồng tín, mê tín thái quá và xuống cấp tinh thần của một số người đi lễ, chùa. Tôi lấy ví dụ như lễ hội Đền Trần. Ấn Đền Trần hiểu nôm na là việc nhà vua khai ấn đầu năm mở đầu cho một thể chế chính trị ở mức độ trang trọng, linh thiêng. Nhưng hiện nay, nó diễn ra vô cùng lộn xộn, bát nháo, người ta tranh thủ cướp ấn, giằng giật lộc, hay ném tiền lẻ vào kiệu rước với hi vọng “thăng quan tiến chức”.

 

Những hình ảnh này là một sự sỉ nhục lớn đối với hình ảnh đất nước. Báo chí đã phản ánh nhiều rồi nhưng năm nào cảnh tượng trên cũng diễn ra, trong dòng người đó tôi được biết có không ít cán bộ có sự hiểu biết nhất định, nhưng không hiểu sao họ như bị vô thức tập thể, không biết liêm sỉ là gì?

 

Trước hiện trạng này, có nhiều ý kiến lý giải rằng đời sống người dân càng no đủ hơn thì những toan tính thực dụng, “buôn thần bán thánh” ở lễ hội theo đó cũng càng nhiều lên?

 

Tôi cho rằng đây là hiện tượng tham nhũng tinh thần. Tham nhũng thế tục là tham chức tham quyền còn ở đây là là muốn tranh lấy những phần mà thần thánh có thể ban cho mình nhiều lộc hơn hoặc thần thánh che tội lỗi của mình. Nhiều người đến các nơi thờ tự bỏ rất nhiều tiền không phải để công đức với mục đích trong sáng mà là để “đút lót thần thánh”, cầu mong được thần thánh ban cho nhiều tài, nhiều lộc.

 

Nhiều người quan niệm càng đi lễ to càng được thánh thần phù trợ để “thăng quan tiến chức”. Còn ở hiện thực đời sống xã hội, họ cũng dùng tiền bạc để chạy trọt mà không phải dùng năng lực sẵn có của bản thân nên mới có hiện tượng bằng giả, học giả đầy rẫy như hiện nay.

 

Vậy phải chăng là xã hội nay đang quá mê tin, thưa ông?

 

Có một thực tế buồn là hiện nay không ít các địa phương tổ chức lễ hội để tạo công ăn việc làm, kiếm lợi cho địa phương, thị trường hoá sinh hoạt tâm linh mà ít quan tâm đến yếu tố văn hóa. Đây là một vấn đề nan giải, phức tạp mà nhiều cơ quan, tổ chức phải vào cuộc để chấn chỉnh.

 

Tôi cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc người dân quá cuồng tín, mê tín như hiện nay là do việc tuyên truyền, giáo dục văn hóa hiện nay chúng ta thiếu trầm trọng 4 yếu tố: Giáo dục đạo đức con người, giáo dục trong gia đình, tâm linh và tự ý thức trong mỗi cá nhân.

 

Có nhiều người hỏi tôi về số liệu mỗi năm nước ta có khoảng 8000 lễ hội được tổ chức. Phải nói là quá nhiều. Quá nhiều lễ hội cũng ảnh hưởng tới tinh thần, năng suất lao động, nguồn lực tài chính của đất nước. 

 

“Thần linh trở thành lá chắn tinh thần”

 

 Lý giải điều này, nhiều người cho rằng khi niềm tin trong đời thực bị suy giảm thì con người lại càng có nhu cầu đi tìm niềm tin ở thế giới tâm linh?

 

Rõ ràng đây cũng là một lý do, đời sống hiện đại, nền kinh tế thị trường len lỏi vào từng ngóc nghách, dẫn đến con người phải đối mặt với nhiều mối đe dọa hơn như bệnh tật, đói nghèo hay tai nạn giao thông... Sự xuống cấp của đạo đức xã hội kèm theo đó là các tệ nạn cũng nhiều hơn. Chính vì vậy, con người lại càng có nhu cầu đi tìm một giá đỡ tinh thần, sự che chở của thần linh.

 

Bất cứ thời đại nào cũng vậy, khi niềm tin thế tục suy giảm thì niềm tin tâm linh trỗi dậy. Ở một góc độ khác, có không ít người sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sắm lễ, cung tiến thần thánh, dâng sao giải hạn. Họ quan niệm, càng lễ to càng tránh được hạn nặng, càng dễ thăng quan tiến chức.

 

Tôi cho rằng phần lớn trong số này là những người kiếm tiền bất chính, làm điều khuất tất nên họ luôn có tâm lý bất an, lo sợ và tìm đến thần linh như một lá chắn tinh thần.

 

Sự tồn tại của rất nhiều lễ hội như hiện nay cũng một phần vì lợi ích từ lễ hội đem về rất lớn cho một số nhóm?

 

Đây cũng là một nguyên nhân. Bây giờ nhiều nơi thờ tự đang bị ảnh hưởng của đời sống kinh tế thị trường. Chính những toan tính vật chất này đã biến không gian văn hóa trở nên rất… phi văn hóa.

 

GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội: Công tác quản lý lễ hội của chúng ta quá kém!

 

Lễ hội năm nay, mặc dù công tác quản lý đã được thắt chặt hơn nhưng chuyện rải tiền lẻ, đốt vàng mã vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều đền chùa miếu phủ. Có thể cắt nghĩa vấn đề này như thế nào, thưa ông?

 

Những hành động này chính là sự “bóp méo” văn hóa truyền thống và nếu nhìn ở góc độ tâm linh thì rõ ràng đây là hành vi phỉ báng thần thánh. Tôi cho rằng nguyên nhân là do người dân không có sự hiểu biết khi đi lễ chùa. Họ cứ tưởng làm như thế là sẽ được thần thánh chú ý ban cho nhiều lộc hơn, thể hiện được lòng thành tâm của mình và dễ “thăng quan tiến chức”. Đây là cách hiểu quá lệch lạc.

 

Ở góc độ tổ chức thì công tác quản lý lễ hội trong thời gian vừa qua của chúng ta chắc chắn kém, không đáp ứng được yêu cầu và chưa nghiêm túc trong việc thực thi. Thậm chí, ở nhiều nơi, người ta cố tình xuyên tạc truyền thồng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thêu dệt “khuếch trương” những câu chuyện không có thật nhằm thu hút người đến tham gia lễ hội nhằm thu lợi nhuận.

 

Bản thân việc đi lễ hội là truyền thống tốt đẹp, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn của dân tộc” và mang nhiều ý nghĩa tích cực, các yếu tố tiêu cực như báo chí phản ảnh là do mình tổ chức không tốt, người đi lễ chùa chưa văn minh.

 

Bao năm nay dư luận xã hội kêu ca chuyện này rồi nhưng từng mùa lễ hội lại qua đi và tình trạng xem ra không thể sửa chữa?

 

Ở đây, không đến nỗi là không có giải pháp quản lý nhưng tôi nghĩ đây là mâu thuẫn trong giải quyết quyền lợi dẫn đến “mạnh ai người nấy làm”. Phía nào cũng muốn lôi kéo quyền lợi cho mình. Hiện nay, một lễ hội có rất nhiều thành phần tham gia tổ chức nhưng lại thiếu sự đồng bộ, nên bộ phận nào cũng muốn nghĩ ra các cách để kiếm lợi. 

 

Trong khi đó, công tác quản lý của chúng ta lại đang làm theo hình thức “đối phó”, nghĩa là nghe ở đâu có tình trạng lộn xộn thì dẹp ở đó chứ không phải giải quyết vấn đề một cách căn cơ.

 

Nếu mình kiên quyết bằng 2 giải pháp: giải pháp quản lý, tổ chức, tuyên truyền, giáo dục thì chắc chắn mình sẽ khắc phục được. Tôi cho rằng về vấn đề này, công tác quản lý của nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn, chúng ta phải tích cực, khẩn trương và làm quyết liệt. Trong đó, các lễ hội nên phân loại thành từng loại, đồng thời vai trò của địa phương, các lực lượng tham gia quản lý cũng phải được tăng cường để quản lý cho tốt và đồng bộ.

 

Còn việc nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật hay rải tiền lẻ, tôi cho rằng ban quản lý, trụ trì ở các cơ sở tôn giáo hoàn toàn có thể làm được điều này. Rõ ràng là họ sợ ảnh hưởng đến vấn đề quyền lợi của mình. Nếu như ở các đền, chùa có quy định rõ ràng thậm chí là treo biển cấm “nhét tiền lẻ”, “đốt vàng mã”, hoặc để tiền vào hòm công đức thì tôi chắc chắn tình hình sẽ được cải thiện.

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Canberra hỗ trợ 4,2 triệu đô Úc cho phụ nữ Việt Nam (19-02-2014)
    Tên các anh đã thành tên đất nước! (16-02-2014)
    Thủ tướng phát lệnh khởi công xây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (15-02-2014)
    1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên (13-02-2014)
    Bỏ cấm vận là quyết định bước ngoặt trong quan hệ Việt - Mỹ (13-02-2014)
    “Cắt 100.000 biên chế chưa phải là lớn!” (11-02-2014)
    Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm (10-02-2014)
    Hoàng đế Quang Trung với phát triển nông gia (09-02-2014)
    Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua báo cáo của Việt Nam (08-02-2014)
    Quốc tế đánh giá cao báo cáo nhân quyền Việt Nam tại LHQ (07-02-2014)
    Tàu cá kéo cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông (06-02-2014)
    Mùa biển mới ở Hoàng Sa (05-02-2014)
    Hàng vạn người đến xem “vua Quang Trung đánh giặc” tại gò Đống Đa (04-02-2014)
    Có một Trường Sa ngay trong lòng đất liền (03-02-2014)
    Thả thơ ngày Xuân trên đất Mỹ (31-01-2014)
    “Hòa bình và tự vệ” - Điểm nhấn quốc phòng Việt Nam năm 2013 (30-01-2014)
    Khi Chủ tịch nước cúi đầu nghe dân (29-01-2014)
    Tết về trong những khu chợ Việt tại xứ sở chuột túi (27-01-2014)
    Nồng ấm quan hệ Việt - Nhật (25-01-2014)
    Việt Nam tham gia tích cực hoạt động ngoại giao đa phương (23-01-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153152851.